Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo
Kết quả nghiên cứu thở Oxy dòng cao HFNC lên bệnh nhân
Hotline
Menu

Kết quả nghiên cứu thở Oxy dòng cao HFNC lên bệnh nhân

2021-03-19 18:05:20

Bài viết dựa trên nghiên cứu của trong luận văn " NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUN MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP  " của Bác sỹ Đỗ Quốc Phong, Cao học khóa 23, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Hồi sức cấp cứu.
Tải toàn bộ luận văn tại đây

NHỮNG KẾT QUẢ KHẢ QUAN THU ĐƯỢC KHI  ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUYN MŨI

Dựa trên những kết quả thu được từ nghiên cứu: “Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canun mũi trong điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp” của thạc sỹ Đỗ Quốc Phong trên 68 bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 1/7/2015 đến ngày 31/12/2016, chúng tôi có những kết luận sau đây:

Hiệu quả kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canun mũi:
- Tỉ lệ thành công ở 68 bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ trung bình được sử dụng kỹ thuật HHFNC là 91.2%
Tỉ lệ bệnh nhân dung nạp, không ảnh hưởng tới sinh hoạt là 91.2%
Cải thiện các dấu hiệu lâm sàng: mạch (112.6 vs 95.8, p<0.05), nhịp thở (27.2 vs 21.1, p<0.05), điểm khó thở Borg (3.57 - 2.28, p<0.05), MAP (95.4 vs 88.5, p<0.05), SpO2 (93.9 vs 98.0, p<0.05).
Cải thiện rõ ràng các dấu hiệu cận lâm sàng: PaO2 (105.4 vs 115.0, p>0.05), PaO2/FiO2 (243.9 vs 301.0, p>0.05); ít ảnh hưởng giá trị trung bình PaCO2 (p>0.05), pH (p>0.05)
Tỉ lệ loãng đờm là 100%

Thuận lợi, khó khăn khi cho bệnh nhân thở HHFNC:
- Tỉ lệ dung nạp tốt, không ảnh hưởng đến sinh hoạt là 91.2%
Tỉ lệ kích ứng mũi là 11.8%
Tỉ lệ chướng bụng là 10.3%
Tỉ lệ một số tác dụng phụ khác: nôn và buồn nôn là 2.9%, cảm thấy tức ngực nhẹ là 1.5%
Đây là biện pháp không xâm lấn nên tác dụng phụ không đáng kể.
 
 
Hiệu quả kĩ thuật thở HHFNC trên lâm sàng
Có 62 bệnh nhân thành công với kĩ thuật thở HHFNC chiếm tỉ lệ 91.2% và 6 bệnh nhân thất bại chiếm tỉ lệ 8.8 %
Tần số tim
Giá trị trung bình về tần số tim bệnh nhân giảm sau khi thở HHFNC (112.6 giảm xuống 95.8, p<0.05). Thống kê cho thấy giá trị trung bình về tần số tim có xu hướng giảm qua các thời điểm và giảm rõ rệt ngay sau khi thở HHFNC 15 phút (112.6 giảm xuống 106.3, p<0.05) và 60 phút (112.6 giảm xuống 99.02, p<0.05) khi so sánh với trước khi thở HHFNC.    => Như vậy HHFNC cho thấy làm giảm nhịp tim của bệnh nhân suy hô hấp rất sớm và nhanh chóng.

Huyết áp trung bình
Giá trị trung bình về huyết áp trung bình của bệnh nhân giảm sau khi thở HHFNC (95.4 giảm xuống 88.5, p<0.05); đặc biệt sự khác biệt rõ rệt giữa thời điểm T3 với thời điểm T(95.4 xuống 90.5, p<0.05).
=>Như vậy giá trị trung bình về huyết áp trung bình sau khi cho thở HHFNC qua các thời điểm nghiên cứu là thay đổi theo xu hướng giảm dần.

Tần số thở
Giá trị trung bình về tần số thở của bệnh nhân giảm sau thở HHFNC (27.2 xuống 21.1, p<0.05); giá trị trung bình tần số thở xu hướng giảm dần qua các thời điểm nghiên cứu. Thống kê cũng cho thấy tần số thở giảm ngay ở thời điểm sau thở HHFNC 15 phút (27.2 xuống 25.0, p<0.05); giảm từ 27.2 lần/phút ở thời điểm T0 đến 22.4 lần/phút ở thời điểm T3 (p<0.05).
Như vậy HHFNC cải thiện tần số thở ở bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình ngay sau thở và qua các thời điểm nghiên cứu.

- SpO2
Giá trị trung bình về SpO2 của bệnh nhân tăng (93.9 lên 98.0, p<0.05) sau khi cho thở HHFNC. Thống kê cũng cho thấy giá trị trung bình về SpOtăng rõ rệt ngay sau khi thở HHFNC 15 phút (93.9 tăng lên 96.0, p< 0.05).Trong nghiên cứu SpO2 thay đổi từ thời điểm T0 là 93.9% đến 96.8% ở thời điểm sau thở HHFNC 1 giờ. Các thời điểm khác, sự thay đổi giá trị trung bình về SpOtheo xu hướng tăng nhưng sự thay đổi là không đáng kể.

- Thay đổi điểm khó thở theo thang điểm Borg
Sau khi áp dụng hệ thống HHFNC, điểm khó thở của bệnh nhân theo thang điểm Borg cải thiện từ 3.57 ± 0.58 xuống 2.28 ± 0.78. Như vậy mức độ khó thở của bệnh nhân cải thiện từ mức vừa, vừa/nặng xuống mức nhẹ.
Tỉ lệ đặt ống nội kí quản: Tỉ lệ phải đặt ống nội khí quản thở máy xâm nhập là 5.9% (có 4 trong tổng số 68 bệnh nhân nghiên cứu), tỉ lệ không phải đặt ống nội khí quản là 94.1%. Tổng số bệnh nhân phải dùng thở HHFNC, chuyển thở không xâm nhập là 6 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 8.8%).
Sự thay đổi tính chất đờm: 100% bệnh nhân được ghi nhận tính chất đờm là đặc ở thời điểm T0 đều trở nên loãng sau khi thở HHFNC. Ở thời điểm T3; thống kê có 73.8% bệnh nhân có tỉ lệ đờm loãng nhiều, 26.2% bệnh nhân khác đờm có loãng hơn nhưng chưa rõ ràng. Đến thời điểm T4 (sau khi thở HHFNC 6 giờ), 100% bệnh nhân được ghi nhận tính chất đờm là đặc ở thời điểm T0 đều trở nên loãng sau khi thở HHFNC.
Như vậy HHFNC có tác dụng làm loãng đờm rất tốt cho bệnh nhân suy   hô hấp

Khí máu động mạch
Giá trị trung bình của pH, PaCO2 thay đổi sau thở HHFNC là không đáng kể (7.45±0.06 so với 7.45±0.08 và 38.0±12.1 so với 37.5±10.6), sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Sự thay đổi giá trị trung bình của PaO2 (105.4±7.6 tăng lên 115.0±7.3), chỉ số PO2/FiO2 (243.9±106.3 tăng lên 301.0±150.8) không có nghĩa thống kê với p>0.05.
 
Hiệu quả của kĩ thuật thở HHFNC đến khí máu động mạch
pH
Giá trị trung bình về pH máu động mạch của bệnh nhân sau quá trình thở HHFNC có thay đổi (7.45±0.06 so với 7.45±0.08, p>0.05), tuy nhiên sự thay đổi này là không đáng kể
PaO2
Có sự cải thiện giá trị trung bình về PaO2 máu động mạch của bệnh nhân và sự cải thiện nhiều nhất ở thời điểm sau khi thở HHFNC 60 phút (tăng từ 105.4±7.6 lên 118.8±9.1 mmHg)
PaCO2
Giá trị trung bình về PaCO2 máu động mạch của bệnh nhân là không đáng kể qua các thời điểm nghiên cứu sau khi thở HHFNC (38.0±12.1 so với 37.5±10.6, p>0.05)
Chỉ số PaO2/FiO2
Giá trị trung bình về chỉ số PaO2/FiO2 máu động mạch của bệnh nhân tăng quá trình thở HHFNC (243.9 tăng lên 301, p>0.05) và thay đổi theo xu hướng tăng dần qua các thời điểm nghiên cứu.
 

Một số thuận lợi, khó khăn khi áp dụng HHFNC
Dễ chịu, không ảnh hưởng đến sinh hoạt
91.2% bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, không ảnh hưởng đến sinh hoạt khi thở HHFNC.
Ở các thời điểm T1, T2 không nhận thấy sự phàn nàn khó chịu nào của bệnh nhân cũng như các biểu hiện không cảm thấy dễ chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Đến thời điểm T3, có 2 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 2.9%);  T4 có 3 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 4.4%);  T5 có thêm 1 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 1.5%) cảm thấy khó chịu, tần số thở và nhịp tim tăng lên.
Đến thời điểm T6, chúng tôi không ghi nhận thêm trường hợp nào không cảm thấy dễ chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt khi thở HHFNC.
Kích ứng mũi
11.8% bệnh nhân cảm thấy bị kích ứng mũi khi thở HHFNC. Tất cả các trường hợp bị kích ứng mũi sau khi điều chỉnh lại tốc độ dòng, bệnh nhân đều cảm thấy dễ chịu, không còn phàn nàn về cảm giác kích ứng mũi.
Đến thời điểm sau thở HHFNC 6 giờ (T4) không ghi nhận thêm trường hợp bệnh nhân bị kích ứng mũi.
Chướng bụng
10.3% bệnh nhân chướng bụng gặp cao nhất ở thời điểm T4. Trong số 7 bệnh nhân có triệu chứng này có 5 bệnh nhân đang đặt sonde dạ dày (2 bệnh nhân viêm tụy cấp, 3 bệnh nhân kèm theo di chứng tai biến mạch máu não phải ăn qua sonde)
Buồn nôn
có 2 bệnh nhân cảm thấy bị buồn nôn chiếm tỉ lệ 2.9% và 1 bệnh nhân cảm thấy tức ngực nhẹ chiếm tỉ lệ 1.5%. Tuy nhiên tác dụng phụ này là không đáng kể và nhanh chóng hết biểu hiện. Sau khi điều chỉnh lại thông số hệ thống (giảm tốc độ dòng khí vào), bệnh nhân nhanh chóng hết triệu chứng và không còn phàn nàn về tác dụng phụ đó nữa.

YẾU TỐ NGUY CƠ CHO SỰ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ KHI ÁP DỤNG HHFNC
- Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canun mũi trong điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp của thạc sỹ Đỗ Quốc Phong trên 68 bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 1/7/2015 đến ngày 31/12/2016 thấy rằng tất cả các bệnh nhân thất bại đều được chẩn đoán viêm phổi .

Khi thở HHFNC, trong những giờ đầu các bệnh nhân này đều dung nạp tốt với hệ thống, triệu chứng khó thở cải thiện. Tuy nhiên ở những giờ sau, tần số thở và tần số tim của bệnh nhân tăng lên (có 2 bệnh nhân ở thời điểm T3, 4 bệnh nhân ở thời điểm T4), mức độ suy hô hấp nặng lên; vì vậy chúng tôi dừng nghiên cứu, cho bệnh nhân thở BiBAP.
Sau đó có 2 bệnh nhân không đáp ứng thở BiBAP phải đặt ống nội khí quản thở máy xâm nhập.

- Theo nghiên cứu của Harada và cs năm 2016, kết quả phân tích đơn biến về các yếu tố nguy cơ thất bại điều trị HHFNC thấy rằng bệnh nhân mắc bệnh về máu: giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu (<3.0 × 10 4 / L) đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thất bại điều trị. Phân tích hồi quy logistic đa biến đã xác định nguyên nhân viêm phổi là yếu tố rủi ro duy nhất cho thất bại điều trị (OR=11,2, CI95%= 1,76-71,5, p = 0,01)

Quang Dương Med
Bộ Phận:
Hotline: 0965588369
Danh mục Sản phẩm
KHOA SẢN - PHỤ
KHOA NHI
KHOA NGOẠI
KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG
KHOA XÉT NGHIỆM
THIẾT BỊ LƯU TRỮ-BẢO QUẢN
KHOA VI SINH - SHPT
KHOA KIỂM SOÁT CHỐNG NHIỄM KHUẨN
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
KHOA HỖ TRỢ SINH SẢN
KHOA TAI MŨI HỌNG
KHOA VLTL & PHCN
KHOA MẮT
THIẾT BỊ Y TẾ GIA ĐÌNH
THÚ Y
VẬT TƯ TIÊU HAO
Danh mục Bài viết
Tin tức
Tuyển dụng
Tin Khuyến Mại
Danh mục Quang Duong Med
Tầm nhìn - sứ mệnh
Văn hóa doanh nghiệp
Câu chuyện chuyển đổi số
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất
Chính hãng
Hotline
Chat với
Vận chuyển
An toàn và nhanh chóng
Giá Tốt
Mức giá cạnh tranh trên thị trường
Sản Phẩm
Gần 1000 sản phẩm sẵn sàng phụng sự
Hỗ trợ
Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp
Nhập Email để nhận thông tin khuyến mãi từ Quang Dương