Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo
Phân loại và hướng dẫn sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân
Hotline
Menu

Phân loại và hướng dẫn sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân

2024-06-22 05:54:12

Monitor theo dõi bệnh nhân đóng vai trò đối với việc theo dõi bệnh nhân trong các tình huống cấp cứu và chăm sóc đặc biệt… Thông qua các thông số được hiển thị dưới dạng số và sóng, monitor cung cấp thông tin cần thiết về trạng thái sức khỏe của bệnh nhân cho y bác sĩ.

Phân loại và hướng dẫn sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân

VAI TRÒ CỦA MÁY MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN

Việc sử dụng monitor trong việc theo dõi bệnh nhân đóng vai trò cực kỳ quan trọng và mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế. Dưới đây là những điểm nổi bật về công dụng của monitor theo dõi bệnh nhân:

- Cung cấp dữ liệu chính xác và liên tục: Monitor ghi nhận các thông số và dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân một cách liên tục và chính xác, giảm thiểu sai sót và cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình trạng sức khỏe.

- Giám sát tức thì và theo dõi chặt chẽ: Monitor cho phép bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế giám sát tức thì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là trong những tình huống nguy hiểm hoặc điều trị đặc biệt.

- Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe: Monitor giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bệnh nhân. Nhờ vậy, nhà điều dưỡng và bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh những tình huống nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân.

- Hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị: Monitor cung cấp dữ liệu chính xác về sức khoẻ bệnh nhân, giúp nhà điều dưỡng và bác sĩ đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

- Giảm thiểu tài nguyên và chi phí: Theo dõi bệnh nhân bằng monitor giúp giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên y tế và giảm chi phí điều trị. Giảm thiểu tình trạng chật chội tại các phòng bệnh và dễ dàng quản lý các cơ sở y tế hơn.

- Tăng cường quyền tự quản lý sức khỏe: Monitor có thể tích hợp vào các thiết bị y tế thông minh hoặc ứng dụng di động, cho phép bệnh nhân tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và tham gia tích cực vào quá trình chăm sóc và điều trị.

Xem thêm: Monitor theo dõi bệnh nhân CMS8000

Monito theo dõi bệnh nhân CMS8000

CÁC LOẠI MÁY MONITOR PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Các dòng máy monitor được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế bao gồm:

- Máy monitor 2 thông số: Loại máy này thường có màn hình nhỏ và hiển thị 2 thông số bao gồm huyết áp không xâm lấn (NIBP) và nồng độ oxy bão hòa trong máu (SpO2).

- Máy monitor 3 thông số: Với loại monitor này, 3 thông số được hiển thị trên màn hình là huyết áp không xâm lấn, nồng độ oxy bão hòa trong máu và nhiệt độ cơ thể (Temp).

- Máy monitor theo dõi bệnh nhân 5 thông số: Máy này có 5 thông số trên màn hình, bao gồm: huyết áp không xâm lấn, nồng độ oxy bão hòa trong máu ,nhiệt độ cơ thể, chỉ số điện tim (ECG) và nhịp thở.

- Máy monitor 6 thông số: Máy monitor này hiển thị 6 thông số trên màn hình, bao gồm: huyết áp không xâm lấn, nồng độ oxy bão hòa trong máu, nhiệt độ cơ thể, chỉ số điện tim (ECG) hoặc EtCO2 và nhịp thở, huyết áp xâm lấn (IBP).

- Máy monitor 7 thông số: Đây là loại máy hiển thị nhiều thông số nhất, lên tới 7 thông số sau: huyết áp không xâm lấn, huyết áp xâm lấn (tối đa 2 kênh), nồng độ oxy bão hòa trong máu, nhiệt độ cơ thể, chỉ số điện tim hoặc EtCO2, nhịp thở và CO2 (mainstream và sidestream).

- Máy monitor sản khoa: Được thiết kế đặc biệt cho mục đích theo dõi hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của cả mẹ bầu và bé, máy monitor sản khoa theo dõi tim thai, tư thế, cử động, tuổi thai, và các cơn gò tử cung. 

Xem thêm: Monitor sản khoa CMS800G

Monitor sản khoa CMS800G

CÁC CHỈ SỐ TRÊN MÁY MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN

Các chỉ số trên máy theo dõi monitor là các thông tin quan trọng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và thực hiện các biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời các biến chứng bất ngờ. Ý nghĩa các thông số monitor theo dõi bệnh nhân là:

- NIBP (Non-Invasive Blood Pressure): Chỉ số đo huyết áp không xâm lấn, cung cấp thông tin về áp lực trong động mạch của bệnh nhân.

- ECG (Electrocardiography): Chỉ số điện tim, cung cấp thông tin về hoạt động điện của tim, bao gồm nhịp tim và các loại rối loạn nhịp.

- SpO2 (Oxygen Saturation): Nồng độ bão hòa oxy trong máu

- Nhiệt độ cơ thể người bệnh

- Nhịp thở: Tần suất hô hấp của bệnh nhân theo số lần thở/phút.

- Nhịp tim: Số nhịp tim/phút.

- EtCO2 (End-Tidal CO2): Áp lực (mmHg) hoặc nồng độ khí cacbonic vào cuối kỳ thở ra của người bệnh, đo bằng phương pháp không xâm nhập. 

Các chỉ số này được cập nhật liên tục và tự động tùy thuộc vào thời gian áp dụng. Ví dụ, bác sĩ có thể cài đặt máy để đo tự động huyết áp trong một khoảng thời gian nhất định để theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG MÁY MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN

Để sử dụng máy theo dõi monitor, người dùng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khởi động máy

- Nối máy monitor với nguồn điện 220V và đảm bảo kết nối dây đất.

- Khởi động máy bằng cách nhấn nút ON/OFF hoặc Power.

Bước 2: Gắn hệ thống đo huyết áp

- Gắn bao đo huyết áp vào cánh tay của người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 - 5cm.

- Đảm bảo đường đi của hệ thống đo huyết áp trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay.

- Đảm bảo bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không quá chặt hoặc lỏng.

- Bấm nút đo huyết áp và chờ kết quả. Nếu cần, tiến hành đo lại bằng huyết áp kế nếu nghi ngờ về kết quả đo.

Bước 3: Gắn sensor SpO2

- Gắn sensor SpO2 lên ngón tay hoặc ngón chân của người bệnh.

- Kẹp sensor vào đầu chi sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm trên mu bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh.

- Chờ kết quả và quan sát đường biểu diễn của SpO2 trên màn hình.

Bước 4: Gắn cáp ECG

- Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực

- Gắn miếng điện cực lên bệnh nhân đúng vị trí:

RA: tay phải, giao điểm của đầu ngoài xương đòn phải với mỏm cùng vai.

RL: chân phải, giao điểm của đường nách giữa bên phải với xương sườn 11.

LA: tay trái, giao điểm của đầu ngoài xương đòn trái với mỏm cùng vai trái.

LL: chân trái, giao điểm của đường nách giữa bên trái với xương sườn 11.

V: 1/3 dưới bờ trái xương ức, mỏm tim.

/upload/image/monitor-theo-doi-benh-nhan-2.png

Minh họa cách gắn điện cực đo ECG trên người bệnh nhân

Bước 5: Quan sát kết quả trên màn hình

- Sử dụng các nút chức năng trên máy để điều chỉnh và quan sát kết quả hiển thị:

+ Cài đặt vùng báo động nếu cần qua phím ALARM

+ Ghi lại điện tim nếu cần thiết bằng phím RECORD

- Khi kết thúc, nhấn nút Power hoặc ON/OFF để tắt máy.

Tham khảo thêm video hướng dẫn sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân CMS 8000:

 

Quang Dương Medical không chỉ là nhà cung cấp thiết bị y tế mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của quý khách hàng, quý đối tác, chúng tôi đặt mục tiêu đồng hành cùng bạn trên hành trình sử dụng sản phẩm.

Để mua hàng nhanh nhất, hãy gọi đến Hotline: 096.55.88.369

Quang Dương Medical - nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam

Hotline: 096.55.88.369

Website: https://quangduongmed.com

VPHN49-50C1 Khu đô thị Đại Kim, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

VPHCM: Số 273/21/16 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, TP HCM

 

Bộ Phận:
Hotline:
Danh mục Sản phẩm
KHOA SẢN - PHỤ
KHOA NHI
KHOA NGOẠI
KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG
KHOA XÉT NGHIỆM
THIẾT BỊ LƯU TRỮ-BẢO QUẢN
KHOA VI SINH - SHPT
KHOA KIỂM SOÁT CHỐNG NHIỄM KHUẨN
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
NỘI THẤT BỆNH VIỆN
KHOA TAI MŨI HỌNG
KHOA VLTL & PHCN
KHOA MẮT
MÔ HÌNH Y KHOA
THÚ Y
VẬT TƯ TIÊU HAO
Danh mục Bài viết
Tin tức
Tuyển dụng
Tin Khuyến Mại
Danh mục Quang Duong Med
Tầm nhìn - sứ mệnh
Văn hóa doanh nghiệp
Câu chuyện chuyển đổi số
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất
Chính hãng
Hotline
Chat với
Vận chuyển
An toàn và nhanh chóng
Giá Tốt
Mức giá cạnh tranh trên thị trường
Sản Phẩm
Gần 1000 sản phẩm sẵn sàng phụng sự
Hỗ trợ
Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp
Nhập Email để nhận thông tin khuyến mãi từ Quang Dương