Tìm hiểu về máy đo thính lực
Máy đo thính lực là thiết bị cần thiết cho mọi phòng khám chuyên khoa. Bởi hiện nay vấn đề về thính giác không còn chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, mà cả người trẻ cũng gặp phải. Nên các cơ sở y tế đều cần thiết bị chuyên khoa này để giúp việc thăm khám được chuyên nghiệp, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng.
Cấu tạo của máy đo thính lực
Hiện nay, máy đo thính lực có nhiều mẫu, được sản xuất bởi các hãng khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo chính đều gồm 2 bộ phận chính là bộ xung tín hiệu và bộ phận khuếch đại âm thanh.
Các loại thiết bị đo thính lực có cấu tạo cơ bản giống nhau
- Bộ phận phát xung: Tạo ra xung tín hiệu có tần số tiêu chuẩn
- Bộ phận khuếch đại âm thanh: Có thể thay đổi cường độ âm thanh theo những tiêu chuẩn cụ thể.
Ngoài ra, để thiết bị đo thính lực hoạt động được còn cần có đủ: Dây dẫn điện; cáp nối tín hiệu; chụp tai, micro, micro phone, loa đo trường tự do; hệ thống máy vi tính, máy in; phòng cách âm; đèn chiếu sáng.
Nguyên lý hoạt động của máy đo thính lực
Để biết rõ về nguyên lý hoạt động của máy đo hay buồng đo thính lực, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên lý của âm thanh:
Âm thanh chia làm cường độ và được tính bằng Decibel (db) và cao độ tính bằng Hz.
Máy đo thính lực hoạt động dựa trên nguyên lý của âm thanh
Tai của con người có thể nghe trong khoảng tần số (cao độ) từ 20 hz tới 20.000 hz và âm thanh thường gặp nằm trong khoảng tần số từ 125 hz tới 8.000 hz.
Máy đo thính lực hoạt động dựa trên nguyên lý này của âm thanh. Đó là phương pháp đo thính lực đơn âm để xác định tình trạng mất thính lực. Bác sỹ thường đo cả đường khí và đường xương để xác định mức độ nghe kém của người bệnh.
Theo đó, kỹ thuật viên sẽ bấm vào thiết bị đo thính lực để phát âm thanh với các mức âm lượng khác nhau ở các tần số khác nhau. Người bệnh đã đeo chụp tai chuyên dụng, chú ý lắng nghe các âm thanh loại đơn âm do máy phát ra đưa thẳng vào tai.
Nếu người bệnh nghe được tín hiệu âm thanh thì phải bấm máy báo cho kỹ thuật viên biết. Kỹ thuật viên sẽ đánh dấu tần số và cường độ nghe được vào đồ thị rồi chuyển qua tần số khác. Công cuộc đo lại lặp lại như vậy đến tần số quy định đo trong giải tần âm thanh nghe được. Trên đồ thị sẽ biểu hiện điểm tần số dB mà bệnh nhân nghe được, chỗ nào dB tụt xuống nghĩa là bệnh nhân không nghe được ở giải tần đó.
Đo thính lực là việc bắt buộc phải làm trước khi chọn loại máy trợ thính thích hợp với bênh nhân. Vì vậy, để đảm bảo chức năng thính giác tốt nhất cho người bệnh, bác sỹ sẽ căn cứ trên đồ thị để có hướng điều trị hoặc tư vấn kỹ càng.
Quang Dương Med nỗ lực mỗi ngày để đem đến những giải pháp tối ưu, thiết bị tiên tiến giúp mọi phòng khám, bệnh viện chuyên nghiệp, hiện đại nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 096 55 88 369 để được tư vấn về máy đo thính lực phù hợp quy mô phòng khám và dự trù chi phí của quý khách.
Xem thêm:
- Bàn mổ điện thủy lực - thiết bị phòng mổ tiên tiến
- Các loại đèn mổ phổ biến hiện nay
- Đèn mổ cho thú y đa dạng mẫu mã, giá rẻ tại Quang Dương
- Đèn mổ treo trần – Thiết bị hỗ trợ tối ưu cho phòng phẫu thuật
- Cấu tạo và chức năng của máy điện tim 3 kênh
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ QUANG DƯƠNG
VPHN: Số 27-A1 Khu đô thị Đại Kim - Phường Định Công - Quận Hoàng Mai - Thành Phố Hà Nội
VPHCM: Số 32/131E đường TCH35, Khu phố 2, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 096.55.88.369
Email: info@quangduongmed.com
Website: https://quangduongmed.com